Lựa chọn và dùng hít cửa đúng cách

08.06.2015
Trên một bộ cửa, ngoài bộ khóa cửa là nhân vật chính quyết định đến độ an toàn, chúng ta cũng không được quên đến các phụ kiện (hardware) giúp cho bộ cửa và bộ khóa cửa hoạt động tốt, tạo nên độ an toàn, bền bỉ cho toàn công trình.
Trên một bộ cửa, ngoài bộ khóa cửa là nhân vật chính quyết định đến độ an toàn, chúng ta cũng không được quên đến các phụ kiện (hardware) giúp cho bộ cửa và bộ khóa cửa hoạt động tốt, tạo nên độ an toàn, bền bỉ cho toàn công trình.

Hít cửa (doorstop) là một trong những Phụ kiện cửa nhôm an toàn cao cấp chính hãng Huy Hoàng giúp cho bộ khóa cửa không va đập trực tiếp vào bức tường gây hư hỏng cho bộ khóa hoặc làm vỡ thiết bị vệ sinh ( trong toilet), nó còn giúp cho bộ cửa không bị chấn động mạnh do va đập vào thành tường (người sử dụng mở cửa quá mạnh hoặc do gió mạnh dập cửa), vì vậy hít cửa giúp cho bộ cửa không bị xệ bản lề và bức tường không bị rạn nứt. Hít cửa (doorstop) là một trong những Phụ kiện tay đẩy hơi cửa thủy lực cao cấp chính hãng luôn đi song hành với bộ cửa và khóa cửa.

1.    Lựa chọn hít cửa (doorstop)

Hít cửa có rất nhiều loại, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn, chất liệu...Tùy theo phong cách kiến trúc của công trình, hoa văn đường nét của bộ cửa, màu sắc của nền và tường xung quanh bộ cửa, dựa kiểu dáng của bộ khóa cửa đang gắn mà chúng ta lựa chọn cục hít cửa sao cho phù hợp.

a.    Kiểu dáng và màu sắc của hít cửa:

+ Những công trình mang đường nét hiện đại chúng ta nên dùng những bộ hít cửa với kiểu dáng và màu sắc đơn giản (thường là màu trắng hoặc màu nâu).

+ Những công trình mang phong cách kiến trúc cổ điển nhiều đường nét, nhiều điểm nhấn, chúng ta nên dùng những cục hít cửa có hình dáng cách điệu nhiều đường nét hoa văn, những bộ hít cửa loại này thường có màu nâu, cỏ úa, vàng bóng...

b.    Chất liệu hít cửa

+ Chúng ta nên lựa chọn loại chất liệu có tính bền vững và chịu lực cao như đồng thau loại tốt, Inox loại tốt, Atimon loại tốt để giúp cho hít cửa có tuổi thọ lâu dài.

+ Bản thân hít cửa là nơi chịu lực va đập và là nơi triệt tiêu lực va chạm giữa bộ cửa với bức tường, nên những bộ hít cửa có chất liệu không tốt rất dễ bị nứt, gãy...

+ Với những bộ hít cửa có từ tính (nam châm hít giữ cửa), nên lựa chọn những loại có từ tính tốt, hít được lâu dài (lâu năm) và độ hít thật chặt để gió khỏi giựt cửa ra khỏi cục hít.

2.    Cách dùng hít cửa (doorstop) trong một công trình.

Trong một công trình tùy theo từng vị trí khác nhau của bộ cửa mà ta sử dụng loại hít cửa có chức năng phù hợp. Người sử dụng nên chú ý đến độ mạnh nhẹ của gió thổi ở từng vị trí có bộ cửa.

a.    Ở những nơi có gió thổi mạnh hoặc người qua lại thường xuyên (cửa chính, cửa đi, cửa phòng ngủ, cửa ban công ngoài trời...) nên dùng loại hít cửa có từ tính (nam châm hít giữ cửa) để định vị đúng vị trí cánh cửa khi mở và không cho gió thổi giựt bung ra (giữa cánh cửa và cục hít cửa).

b.    Ở những nơi có gió thổi nhẹ (cửa toilet, cửa kho...) chúng ta nên sử dụng loại hít cửa không có từ tính . Tác dụng của bộ hít cửa này giúp cho cánh cửa mở ra tới một vị trí thích hợp rồi dừng lại.

♦ Chú ý về vị trí thích hợp :

+ Vị trí mà khi cánh cửa mở ra, bộ khóa cửa trên cánh cửa không va chạm tới bức tường.
+ Vị trí mà bộ khóa cửa (hay cánh cửa) không va chạm tới thiết bị vệ sinh (không gian trong nhà vệ sinh thường hẹp).

c.    Ở những nơi mà khi cánh cửa mở ra bị vướng cột, gờ tường... không mở hết được, chúng ta nên dùng các loại hít cửa theo địa hình (bất kỳ vị trí nào) như chân chó, chân đạp...

3.    Cách gắn hít cửa (doorstop)

Để hít cửa hoạt động tốt khi gắn chúng ta cần chú ý một số điểm sau:

a.    Xác định vị trí cần gắn cục hít:

+ Vị trí gắn càng gần đầu cánh cửa tạo sức hít càng mạnh và ngược lại.

+ Trên cục hít cửa có hai phần là hai cực nam châm ngược chiều nhau một phần gắn trên cánh cửa phần còn lại gắn lên tường hoặc trên sàn nhà, sẽ có một vị trí mà hai cực nam châm hít nhau tốt nhất (phải xác định được vị trí này khi gắn).

b.    Khi gắn hít cửa người thợ cần chú ý đến cách dùng tắc kê và khoan lỗ tắc kê sao cho đúng, tránh tình trạng cục hít cửa bị rung, lắc, bật gốc khi hít giữ cửa.

♦ Chú ý:

+ Khi gắn trên tường chúng ta dùng tắc kê nhựa.

+ Khi gắn dưới nền chúng ta dùng tắc kê sắt (rút).

+ Khi gắn lên gỗ hoặc kim loại chúng ta dùng vít cáy hoặc vít bắn sắt.

♦ Ghi chú:

•    Kiểu dáng của hít cửa tạo độ thẩm mỹ cho công trình, nhưng chúng ta nên chú ý đến những kiểu dáng mà cấu tạo của nó không đảm bảo độ bền vững (mỏng manh quá, nhiều chi tiết nhỏ kết cấu lại với nhau...).

•    Ốc vít khi gắn cục hít cửa phải phù hợp với tắc kê đang sử dụng. Mũi khoan cũng phải phù hợp với tắc kê đang dùng.

•    Hít cửa tốt sẽ sử dụng được nhiều năm mà độ từ tính (nam châm) vẫn không mất đi.

Một cục hít cửa tốt– giữ cửa tốt là khi:

+ Từ tính nam châm của nó có độ hít mạnh (giữ cửa chặt ).
+ Có cấu tạo cũng như chất liệu làm nên cục hít bền vững.
+ Từ tính không hề thay đổi theo năm tháng.

Nếu sau khi gắn xong có cục hít cửa mạnh có cục hít yếu, điều này có thể rớt vào một trong hai trường hợp sau:

+ TH1: Cục hít chất lượng kém: từ tính nam châm không đều có cục hít mạnh có cục hít yếu.
+ TH2: Cục hít chất lượng tốt: Xem lại vị trí gắn cục hít có đúng chưa, xem lại vị trí tiếp xúc giữa hai bộ phận trái cực nhau có đúng chưa.

Vậy nên:

•    Nên chọn đúng cục hít có chất lượng tốt, đều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ bộ cửa, ổ khóa cửa..
•    Vị trí tiếp xúc tốt nhất giữa hai cực của nam châm là vị trí vuông góc với nhau và ở vị trí gắn đầu cạnh cửa.
Bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn cách lựa chọn cục hít cửa tốt. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Liên hệ ngay với Khóa Huy Hoàng nếu còn vấn đề gì thắc mắc nhé!

Để được tư vấn và đặt hàng xin hãy liên hệ với Huy Hoàng theo thông tin dưới đây:

Khóa Huy Hoàng - An toàn vượt trội - Tự hào hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam

Địa chỉ: Nhà máy 1: Lô 38D - Nhà máy 2 : Lô 49D Khu Công Nghiệp Quang Minh Thị trấn Quang Minh, Huyện Mê Linh, Hà Nội

Facebook: https://www.facebook.com/KhoaHuyHoang.Antoanvuottroi/ 

Hotline: 1900 1764

0
Chat Zalo